Những bàn thắng ma World Cup luôn là vấn đề nhức nhối từ trước đến nay.
Có hàng ngàn lý do để những bê bối như vậy xuất hiện, ảnh hưởng đến độ chân thực của các trận đấu.
Sau đây hãy cùng LIVEBALL điểm qua một số bàn thắng ma nổi bật nhất trong lịch sử những kỳ World Cup đã qua!
Thế giới nói gì về bàn thắng ma?
“Bàn thắng ma” là một khái niệm ám chỉ tình huống bóng chưa qua vạch vôi.
Nhưng trọng tài lại công nhận bàn thắng.
Những quyết định này thường đến trong thời điểm mà môn thể thao vua chưa có sự góp sức của công nghệ hiện tại.
Trong quá khứ có hàng trăm tình huống như vậy, tạo ra hàng loạt những cuộc tranh cãi không hồi kết.
Khi vấn đề xuất hiện ở những giải đấu nhỏ như các CLB trong một quốc gia.
Bàn thắng ma có thể dễ thông cảm hơn.
Nhưng khi ra tới giải đấu số 1 Năm Châu là World Cup thì những nhận định sai lầm như vậy là điều rất khó để chấp nhận.
Bàn thắng ma qua các kỳ World Cup
Những bàn thắng ma World Cup được xem là nỗi đau lớn và có thể thay đổi hoàn toàn thế cục của trận đấu.
Sai lầm lần đầu tiên xuất hiện tại World Cup lại đến trong trận chung kết năm 1966.
Do sự sơ khai của công nghệ bấy giờ, tuyển Anh đã được hưởng lợi và đem về chức vô địch trong cái nhìn ngỡ ngàng của Tây Đức.
Những năm gần đây, ngay cả khi có sự giúp sức của những thiết bị, đôi khi trọng tài vẫn đưa ra những quyết định khó hiểu.
Những trường hợp tại World Cup 2010, hay thậm chí cả World Cup 2018 cũng xuất hiện bàn thắng ma World Cup.
1. Geoff Hurst tại World Cup 1966
Kỳ World Cup đầu tiên xuất hiện khái niệm bàn thắng ma World Cup diễn ra vào năm 1966.
Đó là trận đấu giữa tuyển Anh và Tây Đức tại sân Wembley.
Sau 11 phút hiệp phụ khi tỷ số vẫn đang là 2-2.
Lúc này, Alan Ball tung một quả tạt bóng cho tiền đạo tuyển Anh là Geoff Hurst.
Ông xoay người và tung ra một cú dứt điểm ngay sát khung thành.
Trái bóng khi ấy đập vào xà ngang dội xuống ngay trước vạch vôi khung gỗ.
Nhưng sau đó, bóng bật ra ngoài và bị hậu vệ của Tây Đức cản phá.
Trong khi người Anh mở tiệc ăn mừng, trọng tài điều khiển trận đấu là Gottfried Dienst không chắc chắn về quyết định của mình.
Ông tham khảo trợ lý Tofig Bahramov và sau đó dẫn đến quyết định công nhận bàn thắng ma World Cup 1966 cho tuyển Anh.
Sau đó thì Tam Sư đã có chiến thắng 4-2 và giành lấy chiếc World Cup đầu tiên, cũng là duy nhất trong lịch sử tính đến thời điểm này.
Tham khảo thêm: Cơ hội nào cho bóng đá Việt Nam tham dự World Cup 2026?
2. “Bàn thắng ma” của Frank Lampard tại World Cup 2010
Vào tháng 6 năm 2010, tuyển Anh đối đầu với Đức tại vòng nốc ao kỳ World Cup cùng năm.
Tại phút thi đấu thứ 38, chỉ 53 giây sau khi Matthew Upson ghi bàn cho Tam Sư, Lampard đã có một cú dứt điểm đập dưới xà ngang.
Sau đó trái bóng đi qua vạch vôi nhưng nảy bật lại theo quán tính.
Đáng tiếc, trọng tài không công nhận bàn thắng của Frankie
Nếu như có bàn thời điểm đó thì tuyển Anh đã cầm hòa được Đức 2 – 2.
Nhưng người Đức có quyền hả hê về chiến tích nay, khi mà giai đoạn World Cup 1966 họ đã trải qua điều tương tự.
Sau này, bàn thắng ma World Cup 2010 của Frank Lampard bị người Đức chế giễu như là “Bàn thắng ngược tại Wembley”, “Phục thù cho Wembley”.
3.“Bàn thắng ma” của Panama tại vòng loại World Cup
Bàn thắng ma vẫn là khái niệm tồn tại ở những kỳ World Cup gần nhất.
Cụ thể là ngay tại vòng loại giải đấu này cách đây 4 năm, người Mỹ đã sống trong hận thù với quyết định của trọng tài.
Trong trận đấu quyết định với Panama tại khuôn khổ vòng loại, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi.
Ông đã công nhận bàn thắng cho Panama trước Costa Rica.
Thời điểm đó bóng còn chưa lăn qua vạch vôi nhưng trọng tài vẫn quyết định công nhận bàn thắng ma World Cup cho Panama.
Hậu quả là Mỹ đã bất ngờ để thua Trinidad và Tobago trong lượt trận cùng vòng.
Việc Panama vượt qua Costa Rica 2-1 chung cuộc khiến đội tuyển xứ Cờ Hoa phải ngồi nhà xem World Cup lần đầu tiên kể từ năm 1986.
Goal-line technology – Công nghệ chống bàn thắng ma được áp dụng từ năm 2014
Giải pháp để hạn chế tối đa những tình huống bàn thắng ma tại World Cup đến trong kỳ World Cup năm 2014.
Công nghệ “Goal-line” xuất hiện như cứu cánh hỗ trợ đắc lực cho những vị vua áo đen.
Sự chính xác khiến đây trở thành công nghệ chống bàn thắng ma hiệu quả.
Công nghệ này được phát triển bởi hàng Goal Control đến từ Đức.
Goal-line được thử nghiệm lần đầu tiên là tại Confederations Cup Brazil năm 2013.
Thời điểm đó thì sự hữu dụng của công nghệ mới này đã được chứng minh với 68 bàn thắng được phát hiện chính xác.
Toàn bộ hệ thống này khá phức tạp với 14 máy quay đặt ở 2 bên cầu môn.
Những hình ảnh trong thời gian thực sẽ chuyển về máy tính xử lý ngay tức khắc.
Trọng tài sẽ được trao cho một chiếc đồng hồ nhận diện bàn thắng.
Khi nào bóng chính thức lăn hết qua vạch vôi, tín hiệu sẽ đến và trọng tại sẽ dơ cao tay chỉ vào thiết bị của mình.
Tham khảo thêm: Như thế nào là sân vận động World Cup đủ tiêu chuẩn FIFA?
Kết luận
Công nghệ ngày càng phát triển, những sự đầu tư càng ngày càng giúp cho bóng đá có thêm sự minh bạch và chuẩn xác.
Những bàn thắng ma World Cup không còn nhiều đất dụng võ trong những giải đấu tầm cỡ, đặc biệt là World Cup.
Nhưng trong khuôn khổ vòng loại khi mà cả Goal-line hay VAR không xuất hiện, vẫn sẽ có những tiếng kêu ai oán.
Gần đây nhất có lẽ là tình huống “bàn thắng ma” trong trận đấu giữa Bồ Đào Nha và Serbia.
Ronaldo khi ấy đã đưa bóng qua vạch vôi nhưng không được công nhận.
Tham khảo thêm thông tin về World Cup tại liveball.io nhé!
Chào mừng bạn đọc đã tìm đến Liveball.io, - Trang tin tức bóng đá, kênh review FO4, cung cấp thông tin về dữ liệu cầu thủ, giờ reset giá thị trường chuyển nhượng, chiến thuật phù hợp với nhiều lối chơi giúp bạn trở thành chuyên gia chỉ sau vài cú click chuột!